Đến cao nguyên mùa mưa, nếu nhiều dịch vụ khác dường như trở nên trầm lắng hơn so với lệ thường thì trên đường ray từ trung tâm về vùng ngoại thành Đà Lạt, những bánh xe của các toa tàu hỏa cổ vẫn quay đều…
Mở đầu cho hành trình những toa tàu chuyển động, những tiếng còi hú rộn rã dưới trời mưa. Cảm giác mưa cao nguyên chợt trở nên thú vị với những vòng bánh xe chầm chậm lăn. Phía trong toa tàu ấm áp được bọc bởi những thớ gỗ, những lời ca về thành phố trên cao vang lên nhẹ nhàng; bên ngoài, mưa bay lất phất phủ trên những mái nhà, thấm ướt các khu vườn… Mưa chẳng còn kéo dài lê thê trong suy nghĩ của mọi người.
Mỗi toa tàu như những căn phòng cổ đang chuyển động. Tạm biệt tốc độ của những phương tiện di chuyển khác nhau, dành hơn một giờ đồng hồ để ngồi trên tàu hỏa cổ, nhấm nháp thời gian, nhẩn nha nhìn Đà Lạt qua các ô cửa sổ, bất chợt thấy cuộc sống quá thảnh thơi. Những bụi cỏ lòa xòa hai bên đường, các màu hoa dại khoe sắc trong mưa, những đoạn taluy thấm ướt lốm đốm các mảng rêu xanh thẫm…
Toa tàu đong đưa, uốn lượn cùng độ cao để rồi những góc đời hiện hữu theo hành trình của đoàn tàu. Lướt qua nét tự nhiên ban đầu của hoa cỏ, các trang trại hoa, những vườn atisô vuông vắn tiếp nối; hoa cúc trải dài theo từng luống, trải rộng thành từng vạt, vườn dược liệu atisô xanh mướt.
Những mái nhà giản dị, thấp thoáng trong núi đồi; phía xa, sau cành cây bám dài những dây bìm bịp tím, không thiếu những ngôi biệt thự sang trọng như một phần hiện đại khác của cuộc sống phố thị Đà Lạt.
Hành trình dài 7 km trên các toa tàu cổ băng qua nhiều cảnh trí, mượt mà với một nguồn cảm xúc rất thật về Đà Lạt. Kể từ khi các toa tàu được phục chế theo nét cổ cách đây hơn 2 năm, hành trình tàu hỏa chạy bằng hơi nước như đưa du khách trở về gần hơn với không khí những năm 30 của thế kỷ trước khi đoàn tàu chạy trên tuyến Phan Rang - Tháp Chàm lên Đà Lạt. Cũng từ đó, việc khám phá Đà Lạt thông qua hành trình của những hành khách trên tuyến đường ray đã đem đến nhiều cảm xúc hơn.
Sau những phút ngắm nhìn từ trên toa tàu, khi tàu dừng bánh ở Trại Mát, khách bước xuống chợ nông sản xanh tươi những loại rau - củ - quả Đà Lạt. Chợ không ồn ào, chẳng xô bồ giống như tính cách con người Đà Lạt. Nhịp mua bán cứ nhẹ nhàng, khoan thai. Tranh thủ lựa chọn vài loại củ làm quà, hai du khách Minh Anh và Quốc Trung (đến từ Hà Nội) không quên thu vào máy hình những hình ảnh đời thường ấy.
Với năm chuyến khởi hành mỗi ngày, các toa tàu cổ lăn bánh bất kể ngày nắng hay ngày mưa. Mỗi hành trình đủ cho từ mười lăm đến tám mươi hành khách. Đều đặn với tốc độ 15 km/h, các toa tàu cổ như một hành trình hãm được sự hối hả, tất bật của đời sống hiện đại.
Hiện ga Đà Lạt - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đang được đầu tư tôn tạo để xứng tầm với một công trình kiến trúc đẹp mang nhiều dấu ấn lịch sử, nhiều đặc trưng thẩm mỹ phục vụ du khách. Hành trình của những toa tàu cổ chầm chậm được khởi nguồn với mục đích hỗ trợ phục vụ trung tâm nghỉ dưỡng Đà Lạt từ thế kỷ trước vẫn lăn những bánh xe thú vị đến hôm nay…
Thông tin thêm:
- Nhà ga xe lửa Ðà Lạt tọa lạc vị trí trung tâm Thành phố Đà Lạt, cách Hồ Xuân Hương 500m về hướng Đông, phương tiện giao thông thuận tiện. Nhà ga Đà Lạt xây dựng từ năm 1932 và hoàn tất năm 1936, công trình do hai kiến trúc sư Moncet và Revéron thiết kế. Trong ý tưởng sáng tạo họ mô phỏng hình ảnh dãy núi LangBian - Biểu tượng của Đà Lạt.
- Đoàn tàu sẽ đưa khách tham quan từ “Đà Lạt – Trại Mát” và ngược lại. Điểm đến là trạm Trại Mát với thắng cảnh chùa Linh Phước với kiến trúc Phật giáo đặc sắc cùng chiếc chuông đồng lớn nhất Đà Lạt nặng 05 tấn.
- Với 4 toa nhà ga có thể phục vụ những đoàn khách lớn, hành trình đi và về là 90 phút với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp - luôn sẵn sàng phục vụ du khách bằng cả lòng nhiệt thành và cả tâm hồn của con người Cao Nguyên nơi đây.
- Giá vé: 25.000vnd/ người
Du lịch, GO! - Theo Hải Yến (Lâm Đồng Online), ảnh internet
blogso5
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
Du thám LangBiang
Với vẻ đẹp hùng vĩ và hoang sơ, đầy sức quyến rũ, 10 năm trước, Lang Biang đã được công nhận là di tích thắng cảnh Quốc gia. Từ đó đến nay, các hoạt động du lịch ở đây đã giúp cho hàng triệu du khách được tận hưởng phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ của miền sơn cước.
Chỉ ra khỏi trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc, du khách đã đặt chân vào Khu Du lịch (KDL) Lang Biang - một vùng rừng nguyên sinh rộng 971ha. Tại đây họ có nhiều lựa chọn cho chuyến du ngoạn của mình.
Du khách nước ngoài, thanh niên, sinh viên đi theo nhóm thường chọn con đường mòn nhỏ, quanh co, cây rừng chằng chịt, nhiều đoạn dốc thẳng đứng để chinh phục đỉnh Lang Bian. Điều kỳ thú của con đường này là ở mỗi độ cao khác nhau, thảm thực vật cũng thay đổi theo.
Du khách có thể bắt gặp nhiều loài cây lâu năm như chò sót, chò nước, pơmu, thông năng, thông chàm, thông 5 lá (đây là loại cây rất hiếm, chỉ có ở núi cao như Lang Bian), ngo tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm trên thế giới, thân có thể lớn 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó còn có dổi, long não, thông tre, thông lông gà…
Giữa bạt ngàn rừng thông ba lá, du khách có thể phát hiện một số loại cây thuốc quý như: Đại bi, nam sâm, ngưu tất nam, bổ cốt toái, hoàng liên ô rô… Đi theo con đường này, du khách chắc chắn sẽ được thưởng ngoạn lan rừng, bởi ở đây có hơn 300 loài lan như: Thanh lan, hoàng lan, hồng lan, vân hài, bạch phượng, tuyết ngọc, mắt trúc, bạch nhạn, lan sứa, lá gấm…
< Thành phố Đà Lạt nhìn từ Langbiang.
Nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp các loài chim quý hiếm chỉ có ở Lang Biang như Yersingist, Langbiangist; hay các loài thú quý hiếm như: Nai xám, nai cà tong, hươu vàng, sóc bay, sóc vằn, gấu chó, chồn dơi, khỉ, vượn đen, trĩ sao, gà lôi hông tía…
Du ngoạn Lang Biang bằng con đường mòn rất thú vị, nhưng rất vất vả, nên chỉ phù hợp với giới trẻ, hoặc những người có sức khỏe. Vì vậy, phần lớn du khách chọn cách chinh phục đỉnh Lang Bian cùng đội xe “dã chiến” là những chiếc Uoat màu xanh của KDL Lang Biang, đi lên con đường trải nhựa dài 6km, từ chân núi đi ngoằn ngoèo, quanh co trong rừng thông.
Bản thân con đường cũng mang vẻ đẹp khôn tả bởi những màn sương huyền ảo che phủ khiến những tán thông và cây rừng lúc ẩn, lúc hiện; các loài hoa không tên bám vào vách đá bên dòng suối trong ngần cùng những làn gió mơn man và trong lành…
Trên đỉnh núi, trong không khí se lạnh của hoàng hôn sơn cước, nhiều du khách bảo rằng, họ đã lặng người trước vẻ đẹp của những dãy núi nhấp nhô, nối tiếp nhau như những đợt sóng lớn xa tít tắp về phía bắc; dưới chân núi, hồ Đan Kia - Suối Vàng hiện ra đẹp như bức tranh thủy mặc ở phía tây; hướng nam là buôn làng người Lạch, người Cill – những con người đang gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống Nam Tây Nguyên.
Trên đỉnh núi có hình tượng đôi tình nhân đang bay lượn như kể lại câu chuyện tình yêu tạo nên truyền thuyết Lang Biang. Đó là mối tình say đắm của nàng Lang – người dân tộc Cill và chàng Bian – người dân tộc Lạch. Họ yêu nhau, nhưng do tập tục khắt khe của hai tộc người nên nàng Lang không bắt được Bian làm chồng. Họ nguyện bảo vệ tình yêu, mãi mãi không chia lìa bằng cách chết bên nhau.
Ngưỡng mộ và thương cảm trước tình yêu chung thủy và say đắm của đôi trai gái này, các loài chim, thú, cây, cỏ đã bảo nhau xây đắp dần thành hai nấm mộ cho nàng Lang và chàng Biang. Lâu dần thành ngọn núi với hai đỉnh vượt cao vững chãi giữa trời xanh gọi là đỉnh núi Lang Biang…
Ngày nay, dưới chân núi Lang Biang, buôn làng của người Cill, người Lạch đã trở thành điểm đến kỳ thú để khám phá những giá trị văn hóa bản địa.
Hàng ngàn lượt du khách đã đến đây thưởng ngoạn không gian văn hóa cồng chiêng, xem những người phụ nữ dệt thổ cẩm, lựa chọn những món quà lưu niệm, thưởng thức rượu cần và thịt nướng… Các cô sơn nữ ngày ngày lên rẫy, nhưng đêm về hóa thân vào các điệu múa mà từ khi sinh ra lời ca, điệu nhạc đã thấm vào da thịt. Nam giới cũng biết đánh đồng la, thổi khèn bầu, tù và và sử dụng các nhạc cụ bằng lồ ô, tre, gỗ…
Do nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa của du khách, tại đây đã hình thành Câu lạc bộ cồng chiêng gồm 10 đội tổ chức biểu diễn phục vụ du khách vào ban đêm. Khi du khách yêu cầu, họ tổ chức đốt lửa trại, diễn tấu cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc; múa, hát các nhạc phẩm riêng của dân tộc mình về phong tục, tập quán cổ xưa của tổ tiên…
Bên bếp lửa bập bùng, nhiều du khách lần đầu tiên được hút rượu cần nồng nàn hương vị lúa mẹ với món đặc sản heo tộc nướng, nghe những câu chuyện về truyền thuyết của dân tộc Lạch, về núi Lang Bian, về suối Đankia, suối Tía…
Càng về khuya, âm thanh của đồng la như trỗi dậy trong bản nhạc rộn rã, tha thiết, mời gọi. Những bản đồng la đối đáp nhau, đuổi theo nhau, ngân nga, dồn dập, sôi nổi, vang dội, âm thanh dẫn dắt ta vào một cõi thần tiên trong những cánh rừng xa tít tắp dưới chân Trường Sơn Nam…
Du lịch, GO! - Theo ĐINH THỊ NGA (Lâm Đồng Online), ảnh internet
Chỉ ra khỏi trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc, du khách đã đặt chân vào Khu Du lịch (KDL) Lang Biang - một vùng rừng nguyên sinh rộng 971ha. Tại đây họ có nhiều lựa chọn cho chuyến du ngoạn của mình.
Du khách nước ngoài, thanh niên, sinh viên đi theo nhóm thường chọn con đường mòn nhỏ, quanh co, cây rừng chằng chịt, nhiều đoạn dốc thẳng đứng để chinh phục đỉnh Lang Bian. Điều kỳ thú của con đường này là ở mỗi độ cao khác nhau, thảm thực vật cũng thay đổi theo.
Du khách có thể bắt gặp nhiều loài cây lâu năm như chò sót, chò nước, pơmu, thông năng, thông chàm, thông 5 lá (đây là loại cây rất hiếm, chỉ có ở núi cao như Lang Bian), ngo tùng, thông hai lá dẹt (là loại thông quý hiếm trên thế giới, thân có thể lớn 4m, cao trên 20m). Bên cạnh đó còn có dổi, long não, thông tre, thông lông gà…
Giữa bạt ngàn rừng thông ba lá, du khách có thể phát hiện một số loại cây thuốc quý như: Đại bi, nam sâm, ngưu tất nam, bổ cốt toái, hoàng liên ô rô… Đi theo con đường này, du khách chắc chắn sẽ được thưởng ngoạn lan rừng, bởi ở đây có hơn 300 loài lan như: Thanh lan, hoàng lan, hồng lan, vân hài, bạch phượng, tuyết ngọc, mắt trúc, bạch nhạn, lan sứa, lá gấm…
< Thành phố Đà Lạt nhìn từ Langbiang.
Nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp các loài chim quý hiếm chỉ có ở Lang Biang như Yersingist, Langbiangist; hay các loài thú quý hiếm như: Nai xám, nai cà tong, hươu vàng, sóc bay, sóc vằn, gấu chó, chồn dơi, khỉ, vượn đen, trĩ sao, gà lôi hông tía…
Du ngoạn Lang Biang bằng con đường mòn rất thú vị, nhưng rất vất vả, nên chỉ phù hợp với giới trẻ, hoặc những người có sức khỏe. Vì vậy, phần lớn du khách chọn cách chinh phục đỉnh Lang Bian cùng đội xe “dã chiến” là những chiếc Uoat màu xanh của KDL Lang Biang, đi lên con đường trải nhựa dài 6km, từ chân núi đi ngoằn ngoèo, quanh co trong rừng thông.
Bản thân con đường cũng mang vẻ đẹp khôn tả bởi những màn sương huyền ảo che phủ khiến những tán thông và cây rừng lúc ẩn, lúc hiện; các loài hoa không tên bám vào vách đá bên dòng suối trong ngần cùng những làn gió mơn man và trong lành…
Trên đỉnh núi, trong không khí se lạnh của hoàng hôn sơn cước, nhiều du khách bảo rằng, họ đã lặng người trước vẻ đẹp của những dãy núi nhấp nhô, nối tiếp nhau như những đợt sóng lớn xa tít tắp về phía bắc; dưới chân núi, hồ Đan Kia - Suối Vàng hiện ra đẹp như bức tranh thủy mặc ở phía tây; hướng nam là buôn làng người Lạch, người Cill – những con người đang gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống Nam Tây Nguyên.
Trên đỉnh núi có hình tượng đôi tình nhân đang bay lượn như kể lại câu chuyện tình yêu tạo nên truyền thuyết Lang Biang. Đó là mối tình say đắm của nàng Lang – người dân tộc Cill và chàng Bian – người dân tộc Lạch. Họ yêu nhau, nhưng do tập tục khắt khe của hai tộc người nên nàng Lang không bắt được Bian làm chồng. Họ nguyện bảo vệ tình yêu, mãi mãi không chia lìa bằng cách chết bên nhau.
Ngưỡng mộ và thương cảm trước tình yêu chung thủy và say đắm của đôi trai gái này, các loài chim, thú, cây, cỏ đã bảo nhau xây đắp dần thành hai nấm mộ cho nàng Lang và chàng Biang. Lâu dần thành ngọn núi với hai đỉnh vượt cao vững chãi giữa trời xanh gọi là đỉnh núi Lang Biang…
Ngày nay, dưới chân núi Lang Biang, buôn làng của người Cill, người Lạch đã trở thành điểm đến kỳ thú để khám phá những giá trị văn hóa bản địa.
Hàng ngàn lượt du khách đã đến đây thưởng ngoạn không gian văn hóa cồng chiêng, xem những người phụ nữ dệt thổ cẩm, lựa chọn những món quà lưu niệm, thưởng thức rượu cần và thịt nướng… Các cô sơn nữ ngày ngày lên rẫy, nhưng đêm về hóa thân vào các điệu múa mà từ khi sinh ra lời ca, điệu nhạc đã thấm vào da thịt. Nam giới cũng biết đánh đồng la, thổi khèn bầu, tù và và sử dụng các nhạc cụ bằng lồ ô, tre, gỗ…
Do nhu cầu tìm hiểu văn hóa bản địa của du khách, tại đây đã hình thành Câu lạc bộ cồng chiêng gồm 10 đội tổ chức biểu diễn phục vụ du khách vào ban đêm. Khi du khách yêu cầu, họ tổ chức đốt lửa trại, diễn tấu cồng chiêng và các nhạc cụ dân tộc; múa, hát các nhạc phẩm riêng của dân tộc mình về phong tục, tập quán cổ xưa của tổ tiên…
Bên bếp lửa bập bùng, nhiều du khách lần đầu tiên được hút rượu cần nồng nàn hương vị lúa mẹ với món đặc sản heo tộc nướng, nghe những câu chuyện về truyền thuyết của dân tộc Lạch, về núi Lang Bian, về suối Đankia, suối Tía…
Càng về khuya, âm thanh của đồng la như trỗi dậy trong bản nhạc rộn rã, tha thiết, mời gọi. Những bản đồng la đối đáp nhau, đuổi theo nhau, ngân nga, dồn dập, sôi nổi, vang dội, âm thanh dẫn dắt ta vào một cõi thần tiên trong những cánh rừng xa tít tắp dưới chân Trường Sơn Nam…
Du lịch, GO! - Theo ĐINH THỊ NGA (Lâm Đồng Online), ảnh internet
Về Vàm Sát nếm rau bui rừng, cá rô biển
Ai đã từng ghé thăm rừng ngập mặn Vàm Sát (huyện Cần Giờ, TP.HCM) mà chưa nếm qua những món đặc sản riêng có của xứ này như rau bui, cơm nắm, cá rô biển... kể như chưa biết Cần Giờ.
< Rau bui rừng luộc cùng rau vườn nhà, chấm với mắm kho quẹt, thưởng thức cùng cơm nắm và khô cá dứa chiên được nâng lên hàng "sơn hào hải vị" ở Cần Giờ.
Một trong những món thuộc hàng đặc sản, dân dã nhất và cũng "bắt" nhất là rau bui rừng luộc chấm nước mắm kho quẹt, ăn với cơm nắm và khô cá dứa chiên.
Không biết có phải do lúc ấy chúng tôi đang đói rã người sau cả buổi sáng lang thang trong rừng đước, rừng tràm ngắm bầy dơi đu trĩu cành, chơi đùa với khỉ giữa rừng... hoặc mùi vị món ăn khá lạ miệng nên ai nấy đều gắp luôn tay, miệng xuýt xoa khen ngon.
< Rau bui xanh mướt ở góc phải khay rau vườn lẫn rau rừng của khu du lịch Vàm Sát.
Người dân địa phương bảo rau bui là loại rau mọc rất nhiều trong rừng ở đây, song nó không mọc chen giữa rừng rậm mà ở một khoảng rừng thưa ngập nắng. Người đi hái rau bui rừng chỉ cần ngắt một đoạn ngọn cỡ chừng gang tay là vừa ngon. Trong khay tre đựng đủ thứ rau vườn lẫn rau rừng, rau bui đã được phong là "ông hoàng" bởi mùi vị của nó thật khó tả, có một chút the the cay cay của rau kinh giới, một chút nhân nhẩn của khổ qua, một chút ngọt giòn của rau muống...
Càng tuyệt hơn nữa khi chấm rau bui luộc vừa tới xanh một màu tươi rói với một chút mắm kho quẹt dậy mùi mỡ hành, tôm khô và một vắt cơm dẻo thơm gạo đặc sản Cần Giờ.
Khô cá dứa tưởng chừng chỉ là món ăn giản dị của một bữa cơm dân dã thường ngày, song bỗng thành món ăn "sơn hào hải vị" khi được thưởng thức cùng với rau bui rừng, cơm dẻo. Chỉ đơn giản là chiên sém vàng một chút để miếng cá vừa đủ độ giòn, béo và đẩy hương vị rau rừng hoang dã lên tuyệt đỉnh.
< Cá rô biển chiên xù - một món ngon của Cần Giờ.
Thú vị nhất là những món ăn bình dân này đã được khu du lịch Vàm Sát đưa vào hàng món độc để khách từ xa tới có thể nếm hết mùi vị dân dã của một vùng nước ngập mặn ven ô có một không hai.
Món ăn độc chiêu khác của rừng Vàm Sát, Cần Giờ là cá rô biển. Trông giống như cá rô phi thường bán nhiều ở các chợ, người dân vùng rừng ngập mặn bảo cá rô biển được câu ở vùng biển này. Điểm đặc biệt của món cá rô biển chiên xù của Vàm Sát là nó được chiên làm sao để con cá đứng được trên đôi mang dang rộng hai bên.
Ngư dân ở đây giải thích lý do con cá đứng như thế là từ tục lệ của dân miền biển là kiêng lúc ăn cá không lật ngược mình cá lại sau khi đã ăn hết phần nạc ở thân trên. Vì vậy, trông chú cá rô biển đứng thẳng ưỡn ngực trên đĩa rau sống xanh non thật ấn tượng và khác thường, dẫu chỉ là món cá chiên đơn thuần. Hương vị của cá rô biển hẳn nhiên cũng khác nhiều so với con cá rô phi mà ta thường mua ở chợ. Thịt cá rô biển trắng, dai, đậm đà vị muối thiên nhiên, quyện cùng rau sống thơm ngọt ngon tuyệt!
< Dừa nước - món tráng miệng dân dã của rừng Cần Giờ.
Chưa hết, bữa ăn dân dã với những món cây nhà lá vườn ở rừng Vàm Sát sẽ thiếu trọn vẹn nếu không có món tráng miệng bằng loại trái cây mang nét đặc trưng của Cần Giờ: dừa nước. Mặc dù không phải là loại trái quý hiếm, ai cũng dễ dàng mua ở bất cứ góc phố nào của Sài Gòn, song những miếng dừa nước trắng đục như những miếng thạch thơm tho hôm ấy cứ như tan ra trong miệng thơm lừng mùi biển.
Và những hương vị dân dã khó quên ấy cứ còn níu chân khách đường xa quay về với rừng nước ngập mặn mến khách và phóng khoáng nắng gió...
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
< Rau bui rừng luộc cùng rau vườn nhà, chấm với mắm kho quẹt, thưởng thức cùng cơm nắm và khô cá dứa chiên được nâng lên hàng "sơn hào hải vị" ở Cần Giờ.
Một trong những món thuộc hàng đặc sản, dân dã nhất và cũng "bắt" nhất là rau bui rừng luộc chấm nước mắm kho quẹt, ăn với cơm nắm và khô cá dứa chiên.
Không biết có phải do lúc ấy chúng tôi đang đói rã người sau cả buổi sáng lang thang trong rừng đước, rừng tràm ngắm bầy dơi đu trĩu cành, chơi đùa với khỉ giữa rừng... hoặc mùi vị món ăn khá lạ miệng nên ai nấy đều gắp luôn tay, miệng xuýt xoa khen ngon.
< Rau bui xanh mướt ở góc phải khay rau vườn lẫn rau rừng của khu du lịch Vàm Sát.
Người dân địa phương bảo rau bui là loại rau mọc rất nhiều trong rừng ở đây, song nó không mọc chen giữa rừng rậm mà ở một khoảng rừng thưa ngập nắng. Người đi hái rau bui rừng chỉ cần ngắt một đoạn ngọn cỡ chừng gang tay là vừa ngon. Trong khay tre đựng đủ thứ rau vườn lẫn rau rừng, rau bui đã được phong là "ông hoàng" bởi mùi vị của nó thật khó tả, có một chút the the cay cay của rau kinh giới, một chút nhân nhẩn của khổ qua, một chút ngọt giòn của rau muống...
Càng tuyệt hơn nữa khi chấm rau bui luộc vừa tới xanh một màu tươi rói với một chút mắm kho quẹt dậy mùi mỡ hành, tôm khô và một vắt cơm dẻo thơm gạo đặc sản Cần Giờ.
Khô cá dứa tưởng chừng chỉ là món ăn giản dị của một bữa cơm dân dã thường ngày, song bỗng thành món ăn "sơn hào hải vị" khi được thưởng thức cùng với rau bui rừng, cơm dẻo. Chỉ đơn giản là chiên sém vàng một chút để miếng cá vừa đủ độ giòn, béo và đẩy hương vị rau rừng hoang dã lên tuyệt đỉnh.
< Cá rô biển chiên xù - một món ngon của Cần Giờ.
Thú vị nhất là những món ăn bình dân này đã được khu du lịch Vàm Sát đưa vào hàng món độc để khách từ xa tới có thể nếm hết mùi vị dân dã của một vùng nước ngập mặn ven ô có một không hai.
Món ăn độc chiêu khác của rừng Vàm Sát, Cần Giờ là cá rô biển. Trông giống như cá rô phi thường bán nhiều ở các chợ, người dân vùng rừng ngập mặn bảo cá rô biển được câu ở vùng biển này. Điểm đặc biệt của món cá rô biển chiên xù của Vàm Sát là nó được chiên làm sao để con cá đứng được trên đôi mang dang rộng hai bên.
Ngư dân ở đây giải thích lý do con cá đứng như thế là từ tục lệ của dân miền biển là kiêng lúc ăn cá không lật ngược mình cá lại sau khi đã ăn hết phần nạc ở thân trên. Vì vậy, trông chú cá rô biển đứng thẳng ưỡn ngực trên đĩa rau sống xanh non thật ấn tượng và khác thường, dẫu chỉ là món cá chiên đơn thuần. Hương vị của cá rô biển hẳn nhiên cũng khác nhiều so với con cá rô phi mà ta thường mua ở chợ. Thịt cá rô biển trắng, dai, đậm đà vị muối thiên nhiên, quyện cùng rau sống thơm ngọt ngon tuyệt!
< Dừa nước - món tráng miệng dân dã của rừng Cần Giờ.
Chưa hết, bữa ăn dân dã với những món cây nhà lá vườn ở rừng Vàm Sát sẽ thiếu trọn vẹn nếu không có món tráng miệng bằng loại trái cây mang nét đặc trưng của Cần Giờ: dừa nước. Mặc dù không phải là loại trái quý hiếm, ai cũng dễ dàng mua ở bất cứ góc phố nào của Sài Gòn, song những miếng dừa nước trắng đục như những miếng thạch thơm tho hôm ấy cứ như tan ra trong miệng thơm lừng mùi biển.
Và những hương vị dân dã khó quên ấy cứ còn níu chân khách đường xa quay về với rừng nước ngập mặn mến khách và phóng khoáng nắng gió...
Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre
Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012
Kỳ vỹ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Tuy "sinh sau đẻ muộn" hơn ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) và Sa Pa (Lào Cai), nhưng danh thắng quốc gia ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) có những nét độc đáo riêng mà nhiều người chưa biết đến...
Nhờ bàn tay khéo léo, sáng tạo của con người, những "cánh đồng" ruộng bậc thang hàng nghìn bậc được người La Chí, Nùng, Dao... ở Hà Giang khai hoang từ trên dưới 300 năm trước.
Những hình ảnh nhân tạo tuyệt sắc của bao đời ấy đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là danh thắng cấp quốc gia ngày 1.11.2011 (lễ đón nhận diễn ra tối 16.9.2012).
Những cái nhất...
Danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Ruộng bậc thang ở đây được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm khai hoang của bao thế hệ người La Chí, Dao, Nùng. Bà con đã đổ nhiều mồ hôi, xương máu để đổi lấy những thửa ruộng kỳ vĩ uốn lượn theo từng thế núi, thế sông.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá và thẩm mỹ. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây không đơn thuần chỉ là tư liệu sản xuất của bà con mà còn mang ý nghĩa minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì.
Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không thể không nói đến ruộng bậc thang ở hai xã Bản Luốc và Bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo kỳ vỹ khó nơi nào có được. Những thửa ruộng bậc thang nhìn từ dưới lên như những đồng bạc trắng được xếp tầng. Bà con người Nùng, Dao, La Chí sinh sống giữa những cánh đồng "treo" trên lưng chừng núi, trồng lúa nước và cả lúa nương vào mùa khô.
Ông Nguyễn Trùng Thương - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang - cho biết: "Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có ba cái nhất mà các danh thắng ruộng bậc thang khác như ở Mù Cang Chải, Sa Pa... không có. Đó là "đồng" ruộng bậc thang rộng nhất tại xã Bản Luốc khoảng gần 200ha.
Thứ 2 là di tích có 6 điểm với tổng diện tích 764,8ha, hình thành trên dưới 300 năm, giữa những vùng ruộng có nhà dân sinh sống từ lâu đời, chủ yếu là người La Chí, Nùng, Dao. Thứ 3 là về độ cao xếp tầng của những thửa ruộng, có những điểm cao khoảng 1.500m từ dưới chân dốc lên đến đỉnh. Có tới hàng nghìn bậc, mỗi bậc cách nhau khoảng 1m, đặc biệt là ruộng ở xã Bản Luốc".
Trải qua hàng trăm năm, những thửa ruộng ấy vẫn tồn tại trong gió núi, mây ngàn cũng như những đợt lũ ống quét qua. Có được như vậy là nhờ công chăm sóc của những nghệ nhân. Cụ Vàng Thị Dể, người La Chí, nay đã bước sang tuổi 82, cũng chừng ấy năm gắn bó với ruộng.
Là một trong những người tạo ra ruộng bậc thang giỏi, cụ nhớ lại: "Ruộng bậc thang khó nhất là lúc khai hoang, tiếp nữa là khi chuẩn bị vào mùa cấy, việc làm cỏ đắp bờ cũng vô vùng khó khăn, vì bờ cao, mùa mưa nhiều nước dễ vỡ bờ nên nhiều nơi phải kè đá, đóng cọc quanh bờ. Nếu không làm kiên cố khi vỡ bờ là đất màu trôi hết, thậm chí thửa ruộng trên vỡ, thửa dưới cũng vỡ theo.
Từ xưa tới nay dụng cụ để phục vụ cho sản xuất lúa trên ruộng bậc thang là cuốc, cào, cày với sự giúp sức của trâu kéo". Những mảnh ruộng ấy đã thấm đẫm mồ hôi của biết bao con người nơi rẻo cao địa đầu tổ quốc này. Thành quả của bà con xứng đáng được vinh danh, thậm chí là ở tầm cao hơn nữa vươn ra thế giới.
... và những nét văn hóa độc đáo
Ông Vương Văn Sinh - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Phùng - tự hào: "Đối với người La Chí ở xã Bản Phùng thì ruộng bậc thang không biết được hình thành từ bao giờ. đó là thành quả của cả một quá trình lao động không biết mệt mỏi của bao người, rồi những thửa ruộng ấy được coi là tài sản vô giá truyền từ đời này sang đời khác. Ruộng bậc thang nơi đây ngoài mang lại nguồn giá trị vật chất to lớn còn ẩn chứa nét văn hóa độc đáo của cả một dân tộc".
Từ trung tâm xã Bản Phùng có thể phóng tầm mắt khắp mọi hướng, đâu cũng là tầng tầng lớp lớp những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín. Ở Bản Phùng đa số là người La Chí, những ngôi nhà sàn lô nhô giữa cánh đồng hiu quạnh, xung quanh ruộng bậc thang kéo dài từ làng này sang làng khác, từ đỉnh núi này sang núi nọ, trải dài xuống tận khe suối. Nhìn từ trên cao ruộng bậc thang như một dải lụa xanh đang tung bay trong gió rộng cả cây số từ đỉnh xuống chân núi.
Đứng ở một địa điểm quan sát đẹp nhất thuộc xã Bản Phùng, anh Nguyễn Việt Tuân, Trưởng phòng Văn hoá huyện Hoàng Su Phì, chia sẻ:
"Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ẩn chứa những sắc thái, phong tục, tập quán canh tác, sinh sống riêng của từng dân tộc. Nhìn vào đồng ruộng có thể đoán được đó là ruộng của đồng bào dân tộc nào. Người Dao và người Nùng thường làm ruộng xen kẽ những cánh rừng, thậm chí len lỏi mỗi nơi một ít nên họ thường khai hoang ở xa nhà. Còn người La Chí thì xung quanh nhà đều là ruộng, cùng lắm cạnh nhà là vườn rau chứ ít khi họ để đất trống. Chính vì thế khi đi từ trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang vào Hoàng Su Phì sẽ bắt gặp những đồng ruộng chín lốm đốm vàng trong rừng xanh tạo nên một phong cảnh độc đáo".
Được biết, mùa khai phá ruộng của người Dao ở Bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu ngay sau khi ăn Tết xong, nhưng người La Chí ở Bản Phùng lại khai ruộng vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Mỗi dân tộc có tín ngưỡng nông nghiệp, nghi lễ cúng bái, cầu mùa, cầu mưa, mừng cơm mới khác nhau, chứa đựng trong nó là kho tàng văn hóa từng tộc người.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là đề tài sáng tác vô tận của giới văn nghệ sỹ, nhiếp ảnh mỗi khi có dịp ngang qua miền biên ải còn khó khăn này. Với việc được công nhận là Di tích cấp quốc gia, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ trở thành điểm thu hút du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng công trình độc đáo và mang nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của bà con vùng cao Hà Giang.
Ông Nguyễn Trùng Thương - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang - cho biết: "Chúng tôi sẽ tổ chức lễ đón nhận vào trung tuần tháng 8 âm lịch, vì khi đó lúa chín sẽ rất đẹp và kết hợp ngày hội văn hóa của huyện Hoàng Su Phì để du khách và bà con thấy đây là sự kiện mà họ xứng đáng được đón nhận. Chúng tôi đã có quy hoạch để bảo vệ di tích này. Đồng thời sẽ khuyến khích bà con cấy hái để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đưa nơi này trở thành điểm hấp dẫn du lịch về phía tây của tỉnh vì có đường giao thông thuận tiện".
Điều cần thiết nhất cần thực hiện ngay từ lúc này là công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của danh thắng, ông Thương cho hay: "Trước mắt chúng tôi đã quy hoạch, về lâu dài sẽ giao di sản này cho huyện, và huyện sẽ giao cho xã, xã phối hợp với thôn, tức là bà con chỉ được phép khai thác, trồng cấy chứ không được thay đổi. Ví như không được phá bỏ bờ ruộng, chúng tôi đã khoanh vùng, chụp ảnh và đếm từng thửa ruộng rồi đo độ dài, ngắn, cao, thấp...
Chúng tôi đã tập huấn cho người dân, họ được lợi từ thu vé du lịch, buôn bán các sản phẩm cho khách du lịch...
Trong tương lai danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước".
Du lịch, GO! - Theo Hoàng Văn Chiên (Laodong), internet
Nhờ bàn tay khéo léo, sáng tạo của con người, những "cánh đồng" ruộng bậc thang hàng nghìn bậc được người La Chí, Nùng, Dao... ở Hà Giang khai hoang từ trên dưới 300 năm trước.
Những hình ảnh nhân tạo tuyệt sắc của bao đời ấy đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là danh thắng cấp quốc gia ngày 1.11.2011 (lễ đón nhận diễn ra tối 16.9.2012).
Những cái nhất...
Danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Ruộng bậc thang ở đây được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm khai hoang của bao thế hệ người La Chí, Dao, Nùng. Bà con đã đổ nhiều mồ hôi, xương máu để đổi lấy những thửa ruộng kỳ vĩ uốn lượn theo từng thế núi, thế sông.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không chỉ mang những giá trị về mặt vật chất mà còn mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá và thẩm mỹ. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây không đơn thuần chỉ là tư liệu sản xuất của bà con mà còn mang ý nghĩa minh chứng rõ ràng nhất về lịch sử cư trú từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc trên vùng đất Hoàng Su Phì.
Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không thể không nói đến ruộng bậc thang ở hai xã Bản Luốc và Bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo kỳ vỹ khó nơi nào có được. Những thửa ruộng bậc thang nhìn từ dưới lên như những đồng bạc trắng được xếp tầng. Bà con người Nùng, Dao, La Chí sinh sống giữa những cánh đồng "treo" trên lưng chừng núi, trồng lúa nước và cả lúa nương vào mùa khô.
Ông Nguyễn Trùng Thương - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang - cho biết: "Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có ba cái nhất mà các danh thắng ruộng bậc thang khác như ở Mù Cang Chải, Sa Pa... không có. Đó là "đồng" ruộng bậc thang rộng nhất tại xã Bản Luốc khoảng gần 200ha.
Thứ 2 là di tích có 6 điểm với tổng diện tích 764,8ha, hình thành trên dưới 300 năm, giữa những vùng ruộng có nhà dân sinh sống từ lâu đời, chủ yếu là người La Chí, Nùng, Dao. Thứ 3 là về độ cao xếp tầng của những thửa ruộng, có những điểm cao khoảng 1.500m từ dưới chân dốc lên đến đỉnh. Có tới hàng nghìn bậc, mỗi bậc cách nhau khoảng 1m, đặc biệt là ruộng ở xã Bản Luốc".
Trải qua hàng trăm năm, những thửa ruộng ấy vẫn tồn tại trong gió núi, mây ngàn cũng như những đợt lũ ống quét qua. Có được như vậy là nhờ công chăm sóc của những nghệ nhân. Cụ Vàng Thị Dể, người La Chí, nay đã bước sang tuổi 82, cũng chừng ấy năm gắn bó với ruộng.
Là một trong những người tạo ra ruộng bậc thang giỏi, cụ nhớ lại: "Ruộng bậc thang khó nhất là lúc khai hoang, tiếp nữa là khi chuẩn bị vào mùa cấy, việc làm cỏ đắp bờ cũng vô vùng khó khăn, vì bờ cao, mùa mưa nhiều nước dễ vỡ bờ nên nhiều nơi phải kè đá, đóng cọc quanh bờ. Nếu không làm kiên cố khi vỡ bờ là đất màu trôi hết, thậm chí thửa ruộng trên vỡ, thửa dưới cũng vỡ theo.
Từ xưa tới nay dụng cụ để phục vụ cho sản xuất lúa trên ruộng bậc thang là cuốc, cào, cày với sự giúp sức của trâu kéo". Những mảnh ruộng ấy đã thấm đẫm mồ hôi của biết bao con người nơi rẻo cao địa đầu tổ quốc này. Thành quả của bà con xứng đáng được vinh danh, thậm chí là ở tầm cao hơn nữa vươn ra thế giới.
... và những nét văn hóa độc đáo
Ông Vương Văn Sinh - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Phùng - tự hào: "Đối với người La Chí ở xã Bản Phùng thì ruộng bậc thang không biết được hình thành từ bao giờ. đó là thành quả của cả một quá trình lao động không biết mệt mỏi của bao người, rồi những thửa ruộng ấy được coi là tài sản vô giá truyền từ đời này sang đời khác. Ruộng bậc thang nơi đây ngoài mang lại nguồn giá trị vật chất to lớn còn ẩn chứa nét văn hóa độc đáo của cả một dân tộc".
Từ trung tâm xã Bản Phùng có thể phóng tầm mắt khắp mọi hướng, đâu cũng là tầng tầng lớp lớp những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín. Ở Bản Phùng đa số là người La Chí, những ngôi nhà sàn lô nhô giữa cánh đồng hiu quạnh, xung quanh ruộng bậc thang kéo dài từ làng này sang làng khác, từ đỉnh núi này sang núi nọ, trải dài xuống tận khe suối. Nhìn từ trên cao ruộng bậc thang như một dải lụa xanh đang tung bay trong gió rộng cả cây số từ đỉnh xuống chân núi.
Đứng ở một địa điểm quan sát đẹp nhất thuộc xã Bản Phùng, anh Nguyễn Việt Tuân, Trưởng phòng Văn hoá huyện Hoàng Su Phì, chia sẻ:
"Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì ẩn chứa những sắc thái, phong tục, tập quán canh tác, sinh sống riêng của từng dân tộc. Nhìn vào đồng ruộng có thể đoán được đó là ruộng của đồng bào dân tộc nào. Người Dao và người Nùng thường làm ruộng xen kẽ những cánh rừng, thậm chí len lỏi mỗi nơi một ít nên họ thường khai hoang ở xa nhà. Còn người La Chí thì xung quanh nhà đều là ruộng, cùng lắm cạnh nhà là vườn rau chứ ít khi họ để đất trống. Chính vì thế khi đi từ trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang vào Hoàng Su Phì sẽ bắt gặp những đồng ruộng chín lốm đốm vàng trong rừng xanh tạo nên một phong cảnh độc đáo".
Được biết, mùa khai phá ruộng của người Dao ở Bản Luốc, Sán Sả Hồ thường bắt đầu ngay sau khi ăn Tết xong, nhưng người La Chí ở Bản Phùng lại khai ruộng vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Mỗi dân tộc có tín ngưỡng nông nghiệp, nghi lễ cúng bái, cầu mùa, cầu mưa, mừng cơm mới khác nhau, chứa đựng trong nó là kho tàng văn hóa từng tộc người.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là đề tài sáng tác vô tận của giới văn nghệ sỹ, nhiếp ảnh mỗi khi có dịp ngang qua miền biên ải còn khó khăn này. Với việc được công nhận là Di tích cấp quốc gia, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ trở thành điểm thu hút du khách trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng công trình độc đáo và mang nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của bà con vùng cao Hà Giang.
Ông Nguyễn Trùng Thương - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang - cho biết: "Chúng tôi sẽ tổ chức lễ đón nhận vào trung tuần tháng 8 âm lịch, vì khi đó lúa chín sẽ rất đẹp và kết hợp ngày hội văn hóa của huyện Hoàng Su Phì để du khách và bà con thấy đây là sự kiện mà họ xứng đáng được đón nhận. Chúng tôi đã có quy hoạch để bảo vệ di tích này. Đồng thời sẽ khuyến khích bà con cấy hái để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đưa nơi này trở thành điểm hấp dẫn du lịch về phía tây của tỉnh vì có đường giao thông thuận tiện".
Điều cần thiết nhất cần thực hiện ngay từ lúc này là công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của danh thắng, ông Thương cho hay: "Trước mắt chúng tôi đã quy hoạch, về lâu dài sẽ giao di sản này cho huyện, và huyện sẽ giao cho xã, xã phối hợp với thôn, tức là bà con chỉ được phép khai thác, trồng cấy chứ không được thay đổi. Ví như không được phá bỏ bờ ruộng, chúng tôi đã khoanh vùng, chụp ảnh và đếm từng thửa ruộng rồi đo độ dài, ngắn, cao, thấp...
Chúng tôi đã tập huấn cho người dân, họ được lợi từ thu vé du lịch, buôn bán các sản phẩm cho khách du lịch...
Trong tương lai danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì sẽ là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước".
Du lịch, GO! - Theo Hoàng Văn Chiên (Laodong), internet
Phủ Mường, gái đẹp và mây rợn người
4 mùa mây trắng bao quanh và phủ kín thung lũng nơi đây. Những màu sắc hư hư thực thực nhuốm lên vùng đất này.
Thung lũng Mường Lống, thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An bốn mùa mây trắng phủ kín. Nơi đây còn được ví là thủ phủ cây thuốc phiện một thời.
Thay màu tím của hoa anh túc là bạt ngàn màu trắng mận tam hoa và đào không hạt, quả là một cuộc cách mạng của chính quyền địa phương đối với bà con đồng bào Mông nơi mảnh đất xa xôi này.
Sau gần một ngày trời ròng rã chạy xe máy từ thị trấn Mường Xén (cách trung tâm TP Vinh hơn 300 cây số) chúng tôi đặt chân tới Cổng trời.
Để vào được Mường Lống, hay còn gọi là mường trăm tuổi. Lại còn phải vượt qua ngọn núi cheo leo đầy vách đá dựng đứng rất hiểm trở, đứng trên đỉnh cổng trời nhìn thốc xuống thung lũng, Mường Lống chẳng nào khác một Sa Pa, hay Đà Lạt…
Ký ức Mường trăm tuổi
Anh Hờ Bá Lỳ, một đồng nghiệp người Mông cho biết, nhờ địa hình có độ cao như thế nên tại đây được đặt một trạm phát sóng truyền hình không những cho Mường Lống mà còn cho cả đồng bào vùng biên giới như các xã Mỹ Lý, Huồi Tụ, Phà Đánh.
Ông Hờ Bá Chù, cán bộ địa phương kể: “Tên gọi Mường Lống có từ thuở sơ khai lập bản. 100% người dân Mường Lống đều là dân tộc Mông. Cách đây hơn 100 năm, khi núi đồi còn hoang vu, đường đi lại chưa có, bà con phải dùng ngựa để gùi hàng.
Sau khi di cư sang nước bạn Lào trở về, ông nội của ông Hờ Bá Chù đã cùng người dân Mường Lống phát hiện mảnh đất này màu mỡ, khí hậu ôn hoà và địa hình biệt lập với bên ngoài bằng đồi núi bao quanh nên quyết định dừng chân khai hoang mở đất”.
Một thời, Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện ở khu vực miền tây Nghệ An. Điều đặc biệt là, ở mường không mấy ai nghiện ma tuý. Ngày đó, nếu vào Mường Lống đúng mùa Xuân thì bốn phía nhuộm tím màu hoa anh túc. Thuốc phiện làm ra đều được đóng vào bao tải xếp lên lưng ngựa đưa ra trung tâm thị trấn Mường Xén nhập cho các “nậu” đem đi đâu không ai rõ.
Ông Và Bá Tểnh, nguyên Bí thư Đảng bộ xã Mường Lống nói, cả mấy đời nhà ông Tểnh trước đây sống chỉ biết dựa vào cây thuốc phiện. Khi trở thành lãnh đạo thủ phủ đồng bào Mông ở Mường Lống ông Tểnh vẫn còn trồng hàng chục héc ta thuốc phiện.
Ông Lầu Giống Cải, Chủ tịch UBND chỉ về thung lũng rộng hàng chục hecta mận tam hoa và đào không hạt của đồng bào Mông mà nói: “Trước kia nằm trên mảnh đất này toàn là cây thuốc phiện. Bà con trồng nhiều đến mức hết triền núi này nối tiếp dãy núi kia. Cứ mỗi dịp xuân về, Mường Lống lại tím trời hoa anh túc, còn bây giờ thay vào màu tím đó là màu trắng và màu hồng bạt ngàn của hoa mận và hoa đào”.
Trong rừng mận còn xen lẫn sắc phục của thiếu nữ Mông đi du ngoạn, làm cho Mường Lống có một vẻ đẹp lãng mạn hiếm vùng núi nào ở miền Trung có được như thế.
Xa rồi cây thuốc phiện
Ông Lỳ Bá Chò, Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống tâm sự: “Xóa bỏ cây thuốc phiện, quả là một việc làm không dễ, khi mà loại cây này đã được trồng từ rất lâu và mang lại thu nhập cho người dân ở đây”.
Ông Chò nhớ lại, vào khoảng cuối năm 1995, nhà nước ta bắt đầu có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cấp trên chỉ đạo về, nhưng cán bộ Mường Lống đi tuyên truyền rất vất vả. Để làm gương, ngày đó cán bộ địa phương phải đi đầu trong việc xóa bỏ.
Thấy cán bộ làm, dân cũng làm theo. Nhờ vậy, năm 1997, toàn bộ diện tích cây thuốc phiện ở Mường Lống được triệt hạ và xóa sổ vĩnh viễn cho đến ngày hôm nay.
Xóa sổ xong cây thuốc phiện, bà con Mường Lống không biết lấy gì sống, nhà nào chăn nuôi lợn, nuôi gà hoặc trâu bò thì cũng chỉ đủ cái ăn. Mãi đến năm 2000, giống mận tam hoa và đào không hạt mới được đưa về Mường Lống.
Khi được cán bộ cho biết từng vùng đất hợp với từng loại cây, chỗ trồng mận, chỗ khác trồng đào, chỗ trồng lúa nước... có người dân còn hỏi “đào, mận có ăn được không?”. Hai năm sau, đồi núi ngợp trắng mận tam hoa xen lẫn với rừng đào màu hồng. Nếu đi vào đây đúng dịp mùa hoa nở thì chẳng khác nào lạc vào bồng lai tiên cảnh.
Tuy nhiên, chỉ vài năm đầu sản phẩm của bà con bán được, bước sang năm thứ ba giá vận chuyển leo thang, đường đi lại khó khăn nên không ai vào Mường Lống bao tiêu sản phẩm nữa.
Không ít mùa thu hoạch, bà con chỉ biết đứng nhìn đào, mận rụng như sung. Năm nào được giá, một số hộ thu nhập được khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Vài năm gần đây thu nhập không đáng kể.
Điều đáng nói, dẫu cho cuộc sống của đồng bào Mông ở Mường Lống gặp nhiều khó khăn, nhưng bà con vẫn một lòng tuân thủ chủ trương mới, không một gia đình nào tái trồng cây thuốc phiện.
Để chống chọi với cuộc sống khó khăn, dân bản đẩy mạnh chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi hơn vài chục con trâu, bò và lợn đen. Dạo quanh hai bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, rất nhiều gia đình nhờ chăn nuôi giỏi mà có của ăn của để: Lầu Chìa Và, Hờ Bá Chù ở bản Mường Lống 2, Lầu Bá Giống, Và Chò Thái ở bản Mường Lống 1.
Ngoài ra, đến với Mường Lống hôm nay còn có món thịt gà đen, gà gô hay còn gọi là gà ác. Gia đình nào cũng nuôi rất nhiều gà, có nhà lên tới hàng trăm con. Nếu mấy năm về trước gọi Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện thì bây giờ cũng có thể gọi là thủ phủ gà đen hay thủ phủ đào không hạt. Một cán bộ huyện ủy Kỳ Sơn nói vậy.
Tự hào người con Mường Lống
Mấy năm gần đây, người dân Mường Lống luôn lấy Anh hùng Và Bá Giải (SN 1975) ra để làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Nay Mường Lống lại có thêm một người con ưu tú trong học tập, đó chính là anh Xồng Bá Dìa (SN 1991), ở bản Mường Lống 1 vừa thi đỗ thủ khoa trường ĐH Y khoa Hà Nội.
Cả hai người con ưu tú của bản làng Mường Lống là hai tấm gương đối với thế hệ trẻ huyện biên giới rẻo cao Kỳ Sơn. Mặc dù hai chàng trai ở hai lĩnh vực và là hai thế hệ khác nhau, nhưng họ đều là người con dân tộc Mông, lớn lên với núi rừng Mường Lống giống như con chim, con sóc...
Riêng Và Bá Giải, được sinh ra trong một gia đình gia giáo, ông nội từng làm cán bộ địa phương, bố nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống. Nhà 7 anh em, Và Bá Giải là con đầu, một số em sau đang theo học đại học và cao đẳng nay đã ra trường.
Trước khi về công tác ở Đồn biên phòng 551, anh từng là đội trưởng đội trinh sát của Đồn biên phòng 144. Chiều 26/7/2004, trong lúc truy kích tội phạm xâm nhập vào tuyến biên giới trái phép tại bản Huồi Sơn (thuộc xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An) anh đã bị kẻ xấu tấn công và hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ.
Còn đối với chàng thủ khoa Xồng Bá Dìa thì đây quả là một tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trong học tập chưa từng có ở huyện Kỳ Sơn. Bố mẹ đều người dân tộc Mông, nông dân chân chất.
Từ khi mới lên lớp 6, Xồng Bá Dìa đã phải xa gia đình để ra trung tâm thị trấn Mường Xén theo học kiếm cái chữ. Lên cấp ba, Dìa được tuyển thẳng vào trường cấp ba Nội trú tỉnh Nghệ An. Một lần nữa cậu bé người Mông lại tiếp tục khăn gói xuống Vinh (cách Mường Lống 360 cây số) để đi học.
Dẫu cho cuộc sống khó khăn nhưng ba năm học nơi phố thị, Dìa đã gặt hái được rất nhiều thành công. Ngoài thủ khoa (30 điểm) của trường ĐH Y khoa Hà Nội thì trước đó em còn đoạt giải Ba môn Toán ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An và kết quả học tập được xếp loại xuất sắc.
Mường Lống - Một Sapa giữa miền trung nắng gió
Du lịch, GO! - Theo 24h.com.vn, internet
Thung lũng Mường Lống, thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An bốn mùa mây trắng phủ kín. Nơi đây còn được ví là thủ phủ cây thuốc phiện một thời.
Thay màu tím của hoa anh túc là bạt ngàn màu trắng mận tam hoa và đào không hạt, quả là một cuộc cách mạng của chính quyền địa phương đối với bà con đồng bào Mông nơi mảnh đất xa xôi này.
Sau gần một ngày trời ròng rã chạy xe máy từ thị trấn Mường Xén (cách trung tâm TP Vinh hơn 300 cây số) chúng tôi đặt chân tới Cổng trời.
Để vào được Mường Lống, hay còn gọi là mường trăm tuổi. Lại còn phải vượt qua ngọn núi cheo leo đầy vách đá dựng đứng rất hiểm trở, đứng trên đỉnh cổng trời nhìn thốc xuống thung lũng, Mường Lống chẳng nào khác một Sa Pa, hay Đà Lạt…
Ký ức Mường trăm tuổi
Anh Hờ Bá Lỳ, một đồng nghiệp người Mông cho biết, nhờ địa hình có độ cao như thế nên tại đây được đặt một trạm phát sóng truyền hình không những cho Mường Lống mà còn cho cả đồng bào vùng biên giới như các xã Mỹ Lý, Huồi Tụ, Phà Đánh.
Ông Hờ Bá Chù, cán bộ địa phương kể: “Tên gọi Mường Lống có từ thuở sơ khai lập bản. 100% người dân Mường Lống đều là dân tộc Mông. Cách đây hơn 100 năm, khi núi đồi còn hoang vu, đường đi lại chưa có, bà con phải dùng ngựa để gùi hàng.
Sau khi di cư sang nước bạn Lào trở về, ông nội của ông Hờ Bá Chù đã cùng người dân Mường Lống phát hiện mảnh đất này màu mỡ, khí hậu ôn hoà và địa hình biệt lập với bên ngoài bằng đồi núi bao quanh nên quyết định dừng chân khai hoang mở đất”.
Một thời, Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện ở khu vực miền tây Nghệ An. Điều đặc biệt là, ở mường không mấy ai nghiện ma tuý. Ngày đó, nếu vào Mường Lống đúng mùa Xuân thì bốn phía nhuộm tím màu hoa anh túc. Thuốc phiện làm ra đều được đóng vào bao tải xếp lên lưng ngựa đưa ra trung tâm thị trấn Mường Xén nhập cho các “nậu” đem đi đâu không ai rõ.
Ông Và Bá Tểnh, nguyên Bí thư Đảng bộ xã Mường Lống nói, cả mấy đời nhà ông Tểnh trước đây sống chỉ biết dựa vào cây thuốc phiện. Khi trở thành lãnh đạo thủ phủ đồng bào Mông ở Mường Lống ông Tểnh vẫn còn trồng hàng chục héc ta thuốc phiện.
Ông Lầu Giống Cải, Chủ tịch UBND chỉ về thung lũng rộng hàng chục hecta mận tam hoa và đào không hạt của đồng bào Mông mà nói: “Trước kia nằm trên mảnh đất này toàn là cây thuốc phiện. Bà con trồng nhiều đến mức hết triền núi này nối tiếp dãy núi kia. Cứ mỗi dịp xuân về, Mường Lống lại tím trời hoa anh túc, còn bây giờ thay vào màu tím đó là màu trắng và màu hồng bạt ngàn của hoa mận và hoa đào”.
Trong rừng mận còn xen lẫn sắc phục của thiếu nữ Mông đi du ngoạn, làm cho Mường Lống có một vẻ đẹp lãng mạn hiếm vùng núi nào ở miền Trung có được như thế.
Xa rồi cây thuốc phiện
Ông Lỳ Bá Chò, Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống tâm sự: “Xóa bỏ cây thuốc phiện, quả là một việc làm không dễ, khi mà loại cây này đã được trồng từ rất lâu và mang lại thu nhập cho người dân ở đây”.
Ông Chò nhớ lại, vào khoảng cuối năm 1995, nhà nước ta bắt đầu có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện, cấp trên chỉ đạo về, nhưng cán bộ Mường Lống đi tuyên truyền rất vất vả. Để làm gương, ngày đó cán bộ địa phương phải đi đầu trong việc xóa bỏ.
Thấy cán bộ làm, dân cũng làm theo. Nhờ vậy, năm 1997, toàn bộ diện tích cây thuốc phiện ở Mường Lống được triệt hạ và xóa sổ vĩnh viễn cho đến ngày hôm nay.
Xóa sổ xong cây thuốc phiện, bà con Mường Lống không biết lấy gì sống, nhà nào chăn nuôi lợn, nuôi gà hoặc trâu bò thì cũng chỉ đủ cái ăn. Mãi đến năm 2000, giống mận tam hoa và đào không hạt mới được đưa về Mường Lống.
Khi được cán bộ cho biết từng vùng đất hợp với từng loại cây, chỗ trồng mận, chỗ khác trồng đào, chỗ trồng lúa nước... có người dân còn hỏi “đào, mận có ăn được không?”. Hai năm sau, đồi núi ngợp trắng mận tam hoa xen lẫn với rừng đào màu hồng. Nếu đi vào đây đúng dịp mùa hoa nở thì chẳng khác nào lạc vào bồng lai tiên cảnh.
Tuy nhiên, chỉ vài năm đầu sản phẩm của bà con bán được, bước sang năm thứ ba giá vận chuyển leo thang, đường đi lại khó khăn nên không ai vào Mường Lống bao tiêu sản phẩm nữa.
Không ít mùa thu hoạch, bà con chỉ biết đứng nhìn đào, mận rụng như sung. Năm nào được giá, một số hộ thu nhập được khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Vài năm gần đây thu nhập không đáng kể.
Điều đáng nói, dẫu cho cuộc sống của đồng bào Mông ở Mường Lống gặp nhiều khó khăn, nhưng bà con vẫn một lòng tuân thủ chủ trương mới, không một gia đình nào tái trồng cây thuốc phiện.
Để chống chọi với cuộc sống khó khăn, dân bản đẩy mạnh chăn nuôi. Bình quân mỗi hộ gia đình nuôi hơn vài chục con trâu, bò và lợn đen. Dạo quanh hai bản Mường Lống 1 và Mường Lống 2, rất nhiều gia đình nhờ chăn nuôi giỏi mà có của ăn của để: Lầu Chìa Và, Hờ Bá Chù ở bản Mường Lống 2, Lầu Bá Giống, Và Chò Thái ở bản Mường Lống 1.
Ngoài ra, đến với Mường Lống hôm nay còn có món thịt gà đen, gà gô hay còn gọi là gà ác. Gia đình nào cũng nuôi rất nhiều gà, có nhà lên tới hàng trăm con. Nếu mấy năm về trước gọi Mường Lống là thủ phủ cây thuốc phiện thì bây giờ cũng có thể gọi là thủ phủ gà đen hay thủ phủ đào không hạt. Một cán bộ huyện ủy Kỳ Sơn nói vậy.
Tự hào người con Mường Lống
Mấy năm gần đây, người dân Mường Lống luôn lấy Anh hùng Và Bá Giải (SN 1975) ra để làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Nay Mường Lống lại có thêm một người con ưu tú trong học tập, đó chính là anh Xồng Bá Dìa (SN 1991), ở bản Mường Lống 1 vừa thi đỗ thủ khoa trường ĐH Y khoa Hà Nội.
Cả hai người con ưu tú của bản làng Mường Lống là hai tấm gương đối với thế hệ trẻ huyện biên giới rẻo cao Kỳ Sơn. Mặc dù hai chàng trai ở hai lĩnh vực và là hai thế hệ khác nhau, nhưng họ đều là người con dân tộc Mông, lớn lên với núi rừng Mường Lống giống như con chim, con sóc...
Riêng Và Bá Giải, được sinh ra trong một gia đình gia giáo, ông nội từng làm cán bộ địa phương, bố nguyên là Bí thư Đảng ủy xã Mường Lống. Nhà 7 anh em, Và Bá Giải là con đầu, một số em sau đang theo học đại học và cao đẳng nay đã ra trường.
Trước khi về công tác ở Đồn biên phòng 551, anh từng là đội trưởng đội trinh sát của Đồn biên phòng 144. Chiều 26/7/2004, trong lúc truy kích tội phạm xâm nhập vào tuyến biên giới trái phép tại bản Huồi Sơn (thuộc xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An) anh đã bị kẻ xấu tấn công và hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ.
Còn đối với chàng thủ khoa Xồng Bá Dìa thì đây quả là một tấm gương nghèo vượt khó vươn lên trong học tập chưa từng có ở huyện Kỳ Sơn. Bố mẹ đều người dân tộc Mông, nông dân chân chất.
Từ khi mới lên lớp 6, Xồng Bá Dìa đã phải xa gia đình để ra trung tâm thị trấn Mường Xén theo học kiếm cái chữ. Lên cấp ba, Dìa được tuyển thẳng vào trường cấp ba Nội trú tỉnh Nghệ An. Một lần nữa cậu bé người Mông lại tiếp tục khăn gói xuống Vinh (cách Mường Lống 360 cây số) để đi học.
Dẫu cho cuộc sống khó khăn nhưng ba năm học nơi phố thị, Dìa đã gặt hái được rất nhiều thành công. Ngoài thủ khoa (30 điểm) của trường ĐH Y khoa Hà Nội thì trước đó em còn đoạt giải Ba môn Toán ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An và kết quả học tập được xếp loại xuất sắc.
Mường Lống - Một Sapa giữa miền trung nắng gió
Du lịch, GO! - Theo 24h.com.vn, internet
Đệ nhất giả sơn Nam kỳ lục tỉnh
Tại tỉnh Trà Vinh có một hòn non bộ được xây dựng cách đây nửa thế kỷ, từng được báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ phong tặng là “Hòn giả sơn lớn nhất Nam kỳ lục tỉnh”.
Hòn non bộ nầy tọa lạc tại ấp Chòm Chuối, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, cách thị xã Trà Vinh chừng 21 cây số, trên quốc lộ 54. Đến khu vực nầy, hỏi “Hòn non” là người địa phương chỉ dẫn tận tình.
Trước kia, khoảng năm 2004, phía sau hòn non, cách quốc lộ 54 khoảng 5 mét là nền đất mọc đầy cỏ. Bây giờ nó đã được xây hàng rào kiên cố, gắn bảng “Dương gia chi mộ”. Giữa hàng rào và hòn non mọc đầy cây dại cao ngang gối. Cổng khóa chặt, hàng xóm cho biết người nhà chủ nhân hòn non là ông Tư Lành ở bên kia đường.
Ông Tư Lành tên thật là Dương Văn Lành. Dù tuổi đã cao (sinh năm 1924), nhưng ông vẫn nhớ khá chi tiết về việc xây dựng hòn non bộ nầy của gia tộc mình. Ông Tư Lành kể: Trước đây, khi bà cố ông, Nguyễn Thị Biên, qua đời, lúc ông mới lên 7, được an táng nơi đây. Vì việc an táng bà cố ông gần lộ, sợ xe cộ qua lại ồn ào ảnh hưởng tới phần mộ nên ông nội và chú út ông (Dương Văn Gồng) quyết định xây hòn non.
Đó là khi ông Tư Lành chừng 11, 12 tuổi (khoảng 1935-1936). Xi măng xây hòn non nhập từ Pháp về là loại được đựng trong những thùng bằng cây không như sau nầy đựng trong bao giấy. Công trình xây hòn non do thợ từ Bến Tre qua thực hiện, trong thời gian khoảng 3 năm mới hoàn thành. Hòn non cao khoảng 6 mét, bề dài khoảng 10 mét, rộng khoảng 6 mét. Hòn non có các con đường bậc thang dẫn lên cao, nơi có những hồ nước, những hang động, những chiếc cầu bắc ngang dòng suối... được tạo hình công phu, tỉ mỉ; trông thật hoành tráng, là dãy núi ngoạn mục giữa vùng đất rộng lớn của gia tộc họ Dương.
Gia tộc họ Dương nầy là người Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) nên rất tin thuật phong thủy. Non bộ là nghệ thuật xây dựng, đưa mô hình thu nhỏ những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh để phục vụ không gian trong cuộc sống. Những nhà phong thủy đã dùng bí thuật sử dụng non bộ để ếm triệt hoặc phát huy dung mạch.
Để phát huy tối đa tác dụng của phong thủy trong nghĩa trang gia tộc họ Dương, ngoài việc xây hòn non người ta còn đào một hồ rộng đối diện, trồng sen. Theo phong thủy, việc nầy có ý nghĩa: gối đầu lên núi (hòn non, “giả sơn”), gác chân lên biển (hồ sen, “giả hải”). Đây là thuật phong thủy áp dụng cho các bậc đế vương, mà ông Gồng áp dụng, vừa là nơi an nghỉ tốt đẹp của người thân, còn giúp gia tộc họ Dương ngày một thịnh vượng. Vì “gối đầu” lên núi biểu trưng cho sự vững chãi và tư thế “mặt” nhìn và “gác chân” ra biển tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Ông Dương Văn Gồng sanh năm Nhâm Thìn (1892), người địa phương hồi đó quen gọi là Hội đồng Gồng, là người giàu có, thừa điều kiện làm những việc to lớn, như xây hòn non cho gia tộc. Ngày mồng 6-5 Nhâm Thìn (1952), ông Dương Văn Gồng qua đời, được an táng bên trái bà Nguyễn Thị Biên. Sau đó, vợ ông Gồng là Nguyễn Thị Hiền qua đời, an táng bên phải bà Nguyễn Thị Biên.
Khi xây hòn non, khu đất gia đình họ Dương rộng tới 5.000 mét vuông. Những năm 1950, theo một số người cố cựu tại Trà Vinh, nhất là các lão làng ở xã Phước Hưng, thì có một vài tờ báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ phong tặng nó là “Hòn giả sơn lớn nhất Nam kỳ lục tỉnh”. Còn bây giờ diện tích hòn non đã thu hẹp, nhà cửa hai bên lấn át nếu không quan sát kỹ sẽ chẳng thể nào phát hiện được. Cái ao sen sau nhiều năm không được chăm sóc, bị đất cát cỏ cây trùm lấp, giờ không còn nữa.
Con cháu nhà họ Dương cư trú tại mảnh đất nầy, ngoài ông Tư Lành còn có anh Dương Trung Nguyên, 42 tuổi, giáo viên, là cháu sơ của ông Dương Văn Hưng (ông cố của ông Tư Lành). Ông Hưng mất và an táng ở vàm Trà Vinh, năm 2007 bốc mộ hỏa thiêu và thủy táng ở sông Long Bình (Trà Vinh).
Không biết thuật phong thủy mà ông Gồng áp dụng cho “Dương gia chi mộ” kết quả ra sao, mà nhìn gia cảnh ông Tư Lành và anh Dương Trung Nguyên chẳng lấy gì sung túc. Có lẽ phát đạt nhất là số con cháu dòng họ Dương đang định cư tại Mỹ.
Du lịch, GO! - Theo Cúc Tần (Thời báo Kinh tế Sàigòn)
Hòn non bộ nầy tọa lạc tại ấp Chòm Chuối, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, cách thị xã Trà Vinh chừng 21 cây số, trên quốc lộ 54. Đến khu vực nầy, hỏi “Hòn non” là người địa phương chỉ dẫn tận tình.
Trước kia, khoảng năm 2004, phía sau hòn non, cách quốc lộ 54 khoảng 5 mét là nền đất mọc đầy cỏ. Bây giờ nó đã được xây hàng rào kiên cố, gắn bảng “Dương gia chi mộ”. Giữa hàng rào và hòn non mọc đầy cây dại cao ngang gối. Cổng khóa chặt, hàng xóm cho biết người nhà chủ nhân hòn non là ông Tư Lành ở bên kia đường.
Ông Tư Lành tên thật là Dương Văn Lành. Dù tuổi đã cao (sinh năm 1924), nhưng ông vẫn nhớ khá chi tiết về việc xây dựng hòn non bộ nầy của gia tộc mình. Ông Tư Lành kể: Trước đây, khi bà cố ông, Nguyễn Thị Biên, qua đời, lúc ông mới lên 7, được an táng nơi đây. Vì việc an táng bà cố ông gần lộ, sợ xe cộ qua lại ồn ào ảnh hưởng tới phần mộ nên ông nội và chú út ông (Dương Văn Gồng) quyết định xây hòn non.
Đó là khi ông Tư Lành chừng 11, 12 tuổi (khoảng 1935-1936). Xi măng xây hòn non nhập từ Pháp về là loại được đựng trong những thùng bằng cây không như sau nầy đựng trong bao giấy. Công trình xây hòn non do thợ từ Bến Tre qua thực hiện, trong thời gian khoảng 3 năm mới hoàn thành. Hòn non cao khoảng 6 mét, bề dài khoảng 10 mét, rộng khoảng 6 mét. Hòn non có các con đường bậc thang dẫn lên cao, nơi có những hồ nước, những hang động, những chiếc cầu bắc ngang dòng suối... được tạo hình công phu, tỉ mỉ; trông thật hoành tráng, là dãy núi ngoạn mục giữa vùng đất rộng lớn của gia tộc họ Dương.
Gia tộc họ Dương nầy là người Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) nên rất tin thuật phong thủy. Non bộ là nghệ thuật xây dựng, đưa mô hình thu nhỏ những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh để phục vụ không gian trong cuộc sống. Những nhà phong thủy đã dùng bí thuật sử dụng non bộ để ếm triệt hoặc phát huy dung mạch.
Để phát huy tối đa tác dụng của phong thủy trong nghĩa trang gia tộc họ Dương, ngoài việc xây hòn non người ta còn đào một hồ rộng đối diện, trồng sen. Theo phong thủy, việc nầy có ý nghĩa: gối đầu lên núi (hòn non, “giả sơn”), gác chân lên biển (hồ sen, “giả hải”). Đây là thuật phong thủy áp dụng cho các bậc đế vương, mà ông Gồng áp dụng, vừa là nơi an nghỉ tốt đẹp của người thân, còn giúp gia tộc họ Dương ngày một thịnh vượng. Vì “gối đầu” lên núi biểu trưng cho sự vững chãi và tư thế “mặt” nhìn và “gác chân” ra biển tượng trưng cho sự thịnh vượng.
Ông Dương Văn Gồng sanh năm Nhâm Thìn (1892), người địa phương hồi đó quen gọi là Hội đồng Gồng, là người giàu có, thừa điều kiện làm những việc to lớn, như xây hòn non cho gia tộc. Ngày mồng 6-5 Nhâm Thìn (1952), ông Dương Văn Gồng qua đời, được an táng bên trái bà Nguyễn Thị Biên. Sau đó, vợ ông Gồng là Nguyễn Thị Hiền qua đời, an táng bên phải bà Nguyễn Thị Biên.
Khi xây hòn non, khu đất gia đình họ Dương rộng tới 5.000 mét vuông. Những năm 1950, theo một số người cố cựu tại Trà Vinh, nhất là các lão làng ở xã Phước Hưng, thì có một vài tờ báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ phong tặng nó là “Hòn giả sơn lớn nhất Nam kỳ lục tỉnh”. Còn bây giờ diện tích hòn non đã thu hẹp, nhà cửa hai bên lấn át nếu không quan sát kỹ sẽ chẳng thể nào phát hiện được. Cái ao sen sau nhiều năm không được chăm sóc, bị đất cát cỏ cây trùm lấp, giờ không còn nữa.
Con cháu nhà họ Dương cư trú tại mảnh đất nầy, ngoài ông Tư Lành còn có anh Dương Trung Nguyên, 42 tuổi, giáo viên, là cháu sơ của ông Dương Văn Hưng (ông cố của ông Tư Lành). Ông Hưng mất và an táng ở vàm Trà Vinh, năm 2007 bốc mộ hỏa thiêu và thủy táng ở sông Long Bình (Trà Vinh).
Không biết thuật phong thủy mà ông Gồng áp dụng cho “Dương gia chi mộ” kết quả ra sao, mà nhìn gia cảnh ông Tư Lành và anh Dương Trung Nguyên chẳng lấy gì sung túc. Có lẽ phát đạt nhất là số con cháu dòng họ Dương đang định cư tại Mỹ.
Du lịch, GO! - Theo Cúc Tần (Thời báo Kinh tế Sàigòn)
Đọt bần xào chuột đồng
Tôi có thói quen cứ cách tuần là lên xe về Đồng Tháp thăm người thân. Đây là nơi tôi sinh ra và lớn lên với đầy ắp những kỷ niệm yêu thương tuổi ấu thơ.
Tôi luôn nhớ đến bác Hai – người thích “lai rai” và có năng khiếu chế biến các món ăn. Hễ tôi về đến quê buổi sáng, chiều đến là bác rủ tôi ra đồng (hay vào vườn) săn bắt. Mỗi mùa có những thú săn bắt khác nhau, có khi là tát mương, tát đìa bắt cá, có khi đào hang bắt chuột đồng, bắt rắn ri voi, hổ hành...
Hôm rồi, tôi về quê cũng là lúc nước lũ tràn về phủ trắng cánh đồng. Bác Hai rủ tôi cùng đi dặm cù bắt chuột cho vui.
Đặc tính của lũ chuột đồng là khu trú vào hang, nay nước ngập sâu không còn chỗ dung thân; thế là chúng tìm đủ mọi cách lên gò cao trú ẩn, chúng tôi chỉ cần dùng tấm lưới rộng ra đồng bao quanh nơi gò, chừa một ngõ thoát và nơi ấy đặt một cái “xà di” (*) để đón chúng. Sau đó, ta dùng cây đập mạnh vào các bụi rậm để chúng hoảng hồn chạy thoát thân và chun vào rọ.
Chỉ trong vòng khoảng một tiếng, hai bác cháu “thu hoạch” hơn 20 chục con chuột đồng một cách dễ dàng. Sau khi mang chuột về nhà, tôi hỏi bác: “Có món gì “độc” không, chứ chuột xào lá cách, xào lăn, nướng, chiên hoài, ngán quá, bác ơi!”. Bác vui vẻ nói: “Cháu đừng lo, bác sẽ đãi cháu một món “bá phát”, đảm bảo không đụng hàng, cháu “tìm đỏ con mắt” nơi các nhà hàng ở thành phố không thấy đâu!”. Nghe bác nói một cách ỡm ờ, trí tò mò trong tôi càng thêm thôi thúc. Liền ngay sau đó, bác dẫn tôi xuống mé rạch và “thót” lên cây bần hái một nắm đọt non, và nhảy xuống trước sự ngạc nhiên của tôi.
Bần là loại cây dân dã đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long. Chúng mọc và phát triển nhanh trong mọi điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt (nước mặn lẫn nước ngọt) nơi bờ sông hay bãi biển. Bần ra hoa và kết trái vào cuối mùa hè và đầu mùa mưa. Tùy theo hình dạng và kích cỡ trái, người ta phân làm 2 loại: bần dĩa (trái to tròn như cái dĩa), bần ổi (quả nhỏ hơn bần dĩa).
Trong sách “Tự vị tiếng Việt miền Nam”, học giả Vương Hồng Sển viết: “Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua rất hài lòng và ban cho tên chữ là thủy liễu”. Bần tuy là loại cây bình dị như thế nhưng có nhiều tác dụng trị liệu trong y học cũng như trong việc chế biến món ăn.
Theo y học hiện đại, trong trái bần có nhiều chất khoáng và các acid amin khác có tác dụng chống oxy hóa, nhuận trường, giải độc, làm lành các vết loét dạ dầy, giảm hấp thu đường, mỡ, có tác dụng hạ huyết áp… Theo y học dân gian, trái bần có tính mát, tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá bần có vị chát, tác dụng cầm máu v.v… Còn trong việc ẩm thực, bần được các bà nội trợ miền Tây rất ưa chuộng trong việc chế biến món ăn như: bần dốt chấm mắm sặt, canh chua bần, bần chín giầm cá kho (hay thịt kho), lẫu cá bông lau nấu bần, mứt bần v.v…”.
Hôm nay, bác Hai đãi tôi món đọt bần xào chuột đồng. Trước hết, bác đập đầu cho chuột chết và ra sau hè lấy bó rơm thui chuột (cho cháy hết lông), dùng dao cắt đầu, chặt đuôi, mổ bụng, lột da… và moi bỏ tất cả bộ đồ lòng (trừ bộ gan) bỏ đi, rửa sạch, để ráo. Bác chặt chuột thành từng miếng vừa đũa gắp. Còn đọt bần, bác chọn những lá vừa ăn (không già cũng không non), loại bỏ lá sâu rửa sạch xắt sợi để ra rổ cho ráo.
Tiếp đến, bác ướp thịt chuột (đã sơ chế) với gia vị (muối + đường + bột ngọt + tiêu + củ hành tím xắt nhuyễn…) cho vừa khẩu vị và cho thịt chuột vào chảo phi mỡ tỏi thơm xào chín. Cuối cùng, cho đọt bần vào xào đều đến khi đọt bần ngã màu nâu sẫm, cho một ít hành lá xắt khúc vào, nhắc xuống múc ra dĩa cùng chén nước mắm tỏi ớt, và bác cũng không quên lấy chai “đế” trong tủ ra để “lai rai’.
Thật hạnh phúc và đầm ấm khi hai bác cháu cùng nhau “đối ẩm” với dĩa chuột đồng xào đọt bần thơm ngon và hấp dẫn dưới bóng cây râm mát trước sân nhà. Gắp một miếng thịt chuột đồng cùng đọt bần chấm vào chén nước mắm cho vào miệng nhại chầm chậm. Vị ngọt, thơm, béo của thịt chuột hòa lẫn vị chua nhẹ, chát chát của đọt bần… Thêm một cốc “đế” vào khiến câu chuyện thêm râm ran không dứt về đề tài con chuột đồng “phối ngẫu” quá tuyệt vời cùng đọt bần, món ăn mang đậm chất dân dã khó quên của cha ông thời mở cõi.
(*) Xà-di: Tên dụng cụ để bắt chuột. có dạng hình trụ, dài khoảng hơn 1 mét, đan bằng những thanh tre dài, chuốt mỏng, một đầu bịt kín, một đầu có những chiếc hom để chuột chui vào và không ra được.
Du lịch, GO! - Theo TBKTSG và nhiều nguồn ảnh khác
Tôi luôn nhớ đến bác Hai – người thích “lai rai” và có năng khiếu chế biến các món ăn. Hễ tôi về đến quê buổi sáng, chiều đến là bác rủ tôi ra đồng (hay vào vườn) săn bắt. Mỗi mùa có những thú săn bắt khác nhau, có khi là tát mương, tát đìa bắt cá, có khi đào hang bắt chuột đồng, bắt rắn ri voi, hổ hành...
Hôm rồi, tôi về quê cũng là lúc nước lũ tràn về phủ trắng cánh đồng. Bác Hai rủ tôi cùng đi dặm cù bắt chuột cho vui.
Đặc tính của lũ chuột đồng là khu trú vào hang, nay nước ngập sâu không còn chỗ dung thân; thế là chúng tìm đủ mọi cách lên gò cao trú ẩn, chúng tôi chỉ cần dùng tấm lưới rộng ra đồng bao quanh nơi gò, chừa một ngõ thoát và nơi ấy đặt một cái “xà di” (*) để đón chúng. Sau đó, ta dùng cây đập mạnh vào các bụi rậm để chúng hoảng hồn chạy thoát thân và chun vào rọ.
Chỉ trong vòng khoảng một tiếng, hai bác cháu “thu hoạch” hơn 20 chục con chuột đồng một cách dễ dàng. Sau khi mang chuột về nhà, tôi hỏi bác: “Có món gì “độc” không, chứ chuột xào lá cách, xào lăn, nướng, chiên hoài, ngán quá, bác ơi!”. Bác vui vẻ nói: “Cháu đừng lo, bác sẽ đãi cháu một món “bá phát”, đảm bảo không đụng hàng, cháu “tìm đỏ con mắt” nơi các nhà hàng ở thành phố không thấy đâu!”. Nghe bác nói một cách ỡm ờ, trí tò mò trong tôi càng thêm thôi thúc. Liền ngay sau đó, bác dẫn tôi xuống mé rạch và “thót” lên cây bần hái một nắm đọt non, và nhảy xuống trước sự ngạc nhiên của tôi.
Bần là loại cây dân dã đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long. Chúng mọc và phát triển nhanh trong mọi điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt (nước mặn lẫn nước ngọt) nơi bờ sông hay bãi biển. Bần ra hoa và kết trái vào cuối mùa hè và đầu mùa mưa. Tùy theo hình dạng và kích cỡ trái, người ta phân làm 2 loại: bần dĩa (trái to tròn như cái dĩa), bần ổi (quả nhỏ hơn bần dĩa).
Trong sách “Tự vị tiếng Việt miền Nam”, học giả Vương Hồng Sển viết: “Cây bần có lá xanh rất đẹp, ban đêm đom đóm đậu nhiều trông rất xinh. Có trái ăn với mắm sống rất ngon. Chúa Nguyễn Ánh được nếm qua rất hài lòng và ban cho tên chữ là thủy liễu”. Bần tuy là loại cây bình dị như thế nhưng có nhiều tác dụng trị liệu trong y học cũng như trong việc chế biến món ăn.
Theo y học hiện đại, trong trái bần có nhiều chất khoáng và các acid amin khác có tác dụng chống oxy hóa, nhuận trường, giải độc, làm lành các vết loét dạ dầy, giảm hấp thu đường, mỡ, có tác dụng hạ huyết áp… Theo y học dân gian, trái bần có tính mát, tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá bần có vị chát, tác dụng cầm máu v.v… Còn trong việc ẩm thực, bần được các bà nội trợ miền Tây rất ưa chuộng trong việc chế biến món ăn như: bần dốt chấm mắm sặt, canh chua bần, bần chín giầm cá kho (hay thịt kho), lẫu cá bông lau nấu bần, mứt bần v.v…”.
Hôm nay, bác Hai đãi tôi món đọt bần xào chuột đồng. Trước hết, bác đập đầu cho chuột chết và ra sau hè lấy bó rơm thui chuột (cho cháy hết lông), dùng dao cắt đầu, chặt đuôi, mổ bụng, lột da… và moi bỏ tất cả bộ đồ lòng (trừ bộ gan) bỏ đi, rửa sạch, để ráo. Bác chặt chuột thành từng miếng vừa đũa gắp. Còn đọt bần, bác chọn những lá vừa ăn (không già cũng không non), loại bỏ lá sâu rửa sạch xắt sợi để ra rổ cho ráo.
Tiếp đến, bác ướp thịt chuột (đã sơ chế) với gia vị (muối + đường + bột ngọt + tiêu + củ hành tím xắt nhuyễn…) cho vừa khẩu vị và cho thịt chuột vào chảo phi mỡ tỏi thơm xào chín. Cuối cùng, cho đọt bần vào xào đều đến khi đọt bần ngã màu nâu sẫm, cho một ít hành lá xắt khúc vào, nhắc xuống múc ra dĩa cùng chén nước mắm tỏi ớt, và bác cũng không quên lấy chai “đế” trong tủ ra để “lai rai’.
Thật hạnh phúc và đầm ấm khi hai bác cháu cùng nhau “đối ẩm” với dĩa chuột đồng xào đọt bần thơm ngon và hấp dẫn dưới bóng cây râm mát trước sân nhà. Gắp một miếng thịt chuột đồng cùng đọt bần chấm vào chén nước mắm cho vào miệng nhại chầm chậm. Vị ngọt, thơm, béo của thịt chuột hòa lẫn vị chua nhẹ, chát chát của đọt bần… Thêm một cốc “đế” vào khiến câu chuyện thêm râm ran không dứt về đề tài con chuột đồng “phối ngẫu” quá tuyệt vời cùng đọt bần, món ăn mang đậm chất dân dã khó quên của cha ông thời mở cõi.
(*) Xà-di: Tên dụng cụ để bắt chuột. có dạng hình trụ, dài khoảng hơn 1 mét, đan bằng những thanh tre dài, chuốt mỏng, một đầu bịt kín, một đầu có những chiếc hom để chuột chui vào và không ra được.
Du lịch, GO! - Theo TBKTSG và nhiều nguồn ảnh khác
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)