Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Ghé ăn lẩu cá Đông Hà...

Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, cách thị xã Đồng Hới về phía Bắc 93 km. Phía Nam và phía Đông giáp huyện Triệu Phong, cách thành phố Huế 70 km về phía Nam. Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía Tây.

Thị xã Đông Hà có vị trí nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á; là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào và Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt.

Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.

Đi đâu, chơi gì?

Đông Hà là điểm dừng chân của khách du lịch đến Quảng trị để khởi phát đi các tuyến du lịch trong toàn tỉnh, nên thế mạnh du lịch của Đông Hà là dịch vụ lưu trú, nghỉ ngơi, mua sắm và giải trí cho khách du lịch.

Các điểm Shopping, cơ sở mua sắm : Chợ Đông Hà, là trung tâm thương mại lớn của địa phương, nơi gần như duy nhất để khách du lịch tham quan mua sắm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc.

Là một trong những chợ được xếp vào nhóm lớn nhất nước cả về quy mô công trình và năng lực kinh doanh hàng hoá. là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Quảng Trị và khu vực. Thể hiện sự phát triển sôi động về giao lưu buôn bán thương mại với cả nước và các nước trong khu vực như Lào, Thái lan qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.

Chợ Đông Hà- biểu trưng của ngành thương mại và dịch vụ của thị xã, là một ngành kinh tế mũi nhọn (chiếm tỷ trọng gần 70% trong cơ cấu kinh tế thị xã). Mọi du khách đến Đông Hà đều đi thăm chợ Đông Hà, thông qua mua sắm đã tạo ra các hoạt động giao lưu về văn hoá giữa mảnh đất con người Đông Hà với các địa phương trong nước và khu vực.

Đây là công trình có quy mô lớn, với nét kiến trúc đặc trưng, toàn khối không gian kiến trúc là những khối con thuyền khát vọng vươn mình ra biển lớn hướng đến tương lai, thể hiện triển vọng phát triển đi lên của thị xã, với tiềm năng thế mạnh là thương mại dịch vụ. Đây là công trình có nét kiến trúc rất riêng của Đông Hà mà không thể lẫn với bất kỳ công trình nào trên Toàn quốc. Vì thế ngày nay nhìn vào các nét kiến trúc độc đáo của chợ Đông Hà là mọi người có thể nhìn thấy hình ảnh thị xã Đông Hà.

Chợ Đông Hà không những là hình ảnh thân quen, gần gũi đối với mỗi người dân Đông Hà - Quảng Trị, mà còn được nhiều người sinh sống trên mọi miền đất nước biết đến, du khách đến Đông Hà không ai không một lần ghé thăm chợ Đông Hà.

Ngoài những thuận lợi trên Đông Hà còn có những thuận lợi mà các nơi khác không thể có được là gần các di tích lịch sử. Từ Đông Hà đến các tuyến du lịch của tỉnh không xa, nơi xa nhất không quá 80 km như: Tuyến Dốc Miếu, Hàng rào điện tử Macnamara, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Đôi bờ Hiền Lương; Tuyến Thành cổ Quảng Trị, Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, Nhà thờ La Vang; Tuyến Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Di tích lịch sử Chính phủ Cách mạng lâm thời, Khu du lịch sinh thái Đakrông, Đường Hồ Chí Minh, Sân bay Tà Cơn, Làng Vây, Nhà đày Lao Bảo; Tuyến Cửa Việt, Cửa Tùng, địa đạo Vịnh Mốc, đảo Cồn Cỏ…

Thị xã Đông Hà có 19 di tích trong đó:
+ 02 di tích cấp Quốc Gia
+ 17 di tích cấp Tỉnh

* Các di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia

+ Đình làng Nghĩa An - Phường Đông Thanh
+ Cảng quân sự Đông Hà - Phường 2 (QĐ tỉnh giữ) : đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, Cảng Quân sự Đông Hà nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng và trở thành một trong những nơi tập kết, giao nhận hàng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, trước khi vận chuyển vào Nam. Sau năm 1975, Cảng Đông Hà ngày nay vẫn còn được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế thương mại.

* Các di tích lịch sử ,văn hoá cấp Tỉnh

+ Khu vực Nhà ga và Lô cốt Đông Hà - Phường 1 : nằm ở điểm giao nhau của ba con đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo và Lê Quý Đôn; thuộc địa bàn khu phố 1, phường 1, thị xã Đông Hà. Để phục vụ cho mục đích quân sự, canh phòng bảo vệ nhà ga và án ngữ ở tuyến đường 9, thực dân Pháp cho xây dựng bên cạnh nhà ga một lô cốt khá lớn theo kiểu tháp canh. Ngày 25/8/1945, nhân dân trong các phường của thị trấn Đông Hà từ các ngã đường tập trung về khu vực nhà ga để thống nhất lực lượng trước khi kéo về sân vận động mít tin, giành chính quyền cách mạng

Trong những năm từ 1965 - 1972, Đông Hà trở thành một căn cứ quân sự nằm trong tuyến phòng thủ chiến lược đặc biệt ở phía Bắc Quảng Trị. Ngày 28/4/1972, trong chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị năm 1972, quân và dân ta đã đập tan hoàn toàn hệ thống phòng ngự Đông Hà, chặt đứt một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng ngự chiến lược của Mỹ - ngụy ở Quảng Trị, giải phóng Đông Hà. Di tích Nhà ga-lô cốt Đông Hà một thời là hình ảnh tiêu biểu biểu trưng cho Đông Hà/Quảng Trị và gắn bó thân thiết trong ký ức đối với mỗi người dân đất này về một thời chiến tranh ác liệt nhưng rất đổi hào hùng.

+ Nhà thờ họ Hoàng - Phường 2

+ Nhà ông Nguyễn Úc - Phường 3
+ Mốc Km 4+5 - Phường 4
+ Nhà vòm sân bay - Phường 5
+ Địa điểm bờ bắc ngã ba Gia Độ - Phường Đông Giang
+ Địa điểm nhà ông Khâm - Phường Đông Thanh
+ Địa điểm Cầu sắt - Xóm Đò - Phường Đông Thanh
+ Động Bồ Chao - Phường Đông Thanh
+ Cầu Lai Phước - Phường Đông Lương
+ Địa điểm nhà ông Nguyễn Khuyến - Phường Đông Lương
+ Nhà thờ họ Nguyễn Khắc - Phường Đông Lễ

+ Chợ Hôm - Phường Đông Lễ
+ Nhà thờ họ Hoàng Đức - Phường Đông Giang
+ Đình làng Điếu Ngao - Phường 2
+ Cổng Tam Quan và đình làng Lập Thạch - Phường Đông Lễ
+ Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9- Phường IV: là nơi yên nghỉ của hơn 1 vạn các anh hùng, liệt sĩ với đầy đủ 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Một ngày ở nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9

Du lịch, GO! - Theo Dulichaz, internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét